Sữa non được ví như “món quà dinh dưỡng” đầu tiên mà thiên nhiên ban tặng cho sự sống, những giọt sữa màu vàng nhạt với các thành phần dưỡng chất thiết yếu chứa các yếu tố miễn dịch và tăng trưởng do cá thể mẹ sản sinh ra trong khoảng vài ngày đầu sau sinh giúp bảo vệ và hỗ trợ cơ thể sơ sinh phát triển khỏe mạnh trước các yếu tố ngoại cảnh trong giai đoạn đầu đời[3].
Các quá trình nghiên cứu và sử dụng sữa non:
Trong suốt tiến trình lịch sử phát triển của nhân loại, có rất nhiều tài liệu ghi chép về vai trò hỗ trợ của sữa non bò đối với sức khỏe con người; điển hình là các quốc gia có nền văn hóa cổ đại như Ai Cập, đảo Scandinavia (NaUy), Ấn Độ; các thầy thuốc Ayurvedic đã sử dụng sữa non của bò như nguồn dinh dưỡng có tác dụng hỗ trợ trị liệu về thể chất và tinh thần, nhiều nhất dành cho trẻ em và người cao tuổi từ hơn 2000 năm trước kể từ khi loài bò được thuần hóa. Còn người Scandinavia và một số quốc gia khác như Anh, Thụy Điển, Hà Lan…sử dụng sữa non làm chiếc bánh pudding để kỷ niệm sự ra đời của một con bê khỏe mạnh[1].
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền khoa học dinh dưỡng và y học, ý thức bảo vệ sức khỏe của con người ngày càng nâng cao hơn trước mối đe dọa của các bệnh dịch truyền nhiễm, bệnh tự miễn, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu chuyên sâu hơn về thành phần dinh dưỡng cũng như lợi ích của sữa non bò đối với sức khỏe con người từ cuối thế kỷ XVIII.
Năm 1799 - Tiến sĩ Christopher Hufeland nghiên cứu tác dụng của sữa non đối với sức khoẻ và sự phát triển của bê sơ sinh. Ông kết luận rằng những con bê không được uống sữa non có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều do hệ thống miễn dịch bị suy giảm[3]. Vào thời điểm đó phát hiện của ông đã tạo bước đệm vang dội giúp mở đường cho việc sử dụng sữa non, một trong những món quà quý giá để duy trì sức khỏe và tuổi trẻ [1].
Đến đầu thế kỉ XX, người ta nhận thấy rằng hàm lượng kháng thể có trong sữa non cao hơn nhiều so với sữa thường và có những đặc tính nhất định để bảo vệ cơ thể.[2] Vào những năm 1950, Bác sĩ Albert Sabin đã cô lập và phân tách thành công kháng thể từ sữa non và được xem là người phát triển vắc-xin bại liệt dạng uống đầu tiên có yếu tố miễn dịch từ sữa non[3].
Năm 1963, Campbell và Peterson là người đầu tiên chủ trương phát triển một chương trình tiêm chủng phòng ngừa cho bò với một hỗn hợp các mầm bệnh suy yếu trước khi chúng sinh con. Sữa non được thu nhận từ bò mẹ đã được chủng ngừa này được gọi là sữa non miễn dịch hoặc hyperimmunised. Việc sử dụng sữa non miễn dịch đã chứng minh thành công trong việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn E.coli, vi rút rota ở trẻ sơ sinh và nhiễm khuẩn tiêu chảy Crypto trong các bệnh nhân AIDS và bệnh nhân mất sức đề kháng khác, ngăn ngừa hình thành sâu răng và các bệnh truyền nhiễm khác[4].
Năm 1992, Kummer là người đầu tiên chỉ ra rằng sữa non từ những con bò không được chủng ngừa có thể ngăn ngừa bệnh tiêu hóa ở trẻ. Tiếp đó, đến năm 1998, McConnell và các đồng nghiệp chỉ ra rằng sữa non từ các con bò không được chủng ngừa, được nuôi trên những đồng cỏ tự nhiên vẫn sản sinh tỉ lệ kháng thể tương đương với những con bò được chủng ngừa.
Các công trình nghiên cứu Sữa non không dừng lại ở đó, đến nay có hơn 2000 bài báo khoa học và các công trình nghiên cứu chuyên sâu được công bố chứng minh tính an toàn và hiệu quả sử dụng sữa non của bò để hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị mà không có tính đặc hiệu cụ thể cho loài nào. Với thành phần dưỡng chất then chốt chứa các yếu tố miễn dịch và yếu tố tăng trưởng tự nhiên, sữa non có khả năng hỗ trợ và kích thích tối đa sự đáp ứng tự nhiên của hệ miễn dịch cho cơ thể. Từ những lợi ích sức khỏe mang lại, Sữa non đã chứng minh là một trong những món quà quý giá của “Mẹ Thiên nhiên” dành tặng cho chúng ta!
Nguồn tài liệu tham khảo:
[1]. Dr. Zoltan P. Rona MD MS, “Bovine Colostrum, Immunity & the Aging Process”
Clark, Daniel G. and Wyatt, Kaye (2010), “Colostrum, Life’s First Food”;
[2]. Conte, F. and Scarantiono, International Food Research Journal 20 (2): 925-931 (2013), “A study on the quality of bovine colostrum: physical, chemical and safety assessment”;
Campbell, B. and W.E. Petersen (1963), “Immune Milk. A historical survey”. Dairy Sci., 25: 345-358